Giới thiệu

welcome_to_NTT aCty TNHH Kỹ Thuật Nguyên Thảo (NTT) thành lập năm 2002, chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại phụ gia thực phẩm. Năm 2007, NTT áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, và tháng 3/2008 nhận giấy chứng nhận ISO 9001:2000 từ tổ chức Đánh giá TUV Rheinland (Đức)                                                     xem tiếp…

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Dầu ăn tinh luyện làm gì có chất béo Trans!

Bác sĩ  Shinya, trong quyển “Nhân tố enzyme” cho rằng, đa số dầu ăn ngoài thị trường (ám chỉ dầu tinh luyện) đều có nhiều chất béo trans. Nói thế nghĩa là  là BS Shinya không hiểu chút gì về bản chất cũng như công nghệ chế biến dầu tinh luyện.

Vũ Thế Thành

Continue reading
Posted in An toàn thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Sau thông báo của WHO, số phận đường aspartame đi về đâu?

Ngày 14/7/2023 như dự định, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và hai bộ phận trực thuộc là IARC và JECFA đã chính thức công bố số phận của đường aspartame sau gần một tháng hé tin, nói úp mở.

Continue reading
Posted in An toàn thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Gạo đồ khôn hơn gạo trắng

Khoảng 50% dân ăn cơm trên thế giới, đa số là ở Châu Á, một ít ở Mỹ, Châu Âu, dùng gạo đồ để nấu cơm. Người mình cũng là dân chuyên ăn cơm, nhưng xài gạo trắng, thứ gạo xay xát, chà láng đến tận cùng. Về mặt dinh dưỡng. Gạo lứt tốt hơn gạo đồ. Gạo đồ tốt hơn gạo trắng. Nhưng gạo đồ là gì?

Vũ Thế Thành

Continue reading
Posted in NGON & LÀNH | Leave a comment

Liều lượng mới gây ngộ độc

Tổ sư về độc tố học, Paracelsus, một nhà khoa học thời Phục Hưng đã đưa ra câu châm ngôn trứ danh: “Liều lượng mới gây ra độc tính”. Theo ông, chất nào cũng là chất độc cả. Dùng nhiều thì độc, dùng ít thì không. Nhưng, ít là cỡ nào, nhiều bao nhiêu?

Vũ Thế Thành

Continue reading
Posted in An toàn thực phẩm, Uncategorized | Leave a comment

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương(1) – Phần mở đầu

Theo yêu cầu của chính quyền sở tại, Viện Pasteur Sài Gòn từ năm 1914 đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm này để đưa ra một định nghĩa khoa học cho nước mắm, từ đó bảo vệ sản phẩm này, và chống lại những kẻ làm nước mắm giả có chất lượng kém tràn ngập thị trường Sài Gòn, không đáp ứng các đặc tính về mặt cảm quan mùi vị màu sắc và mức dinh dưỡng của nước mắm được sản xuất theo phương pháp truyền thống của người An Nam

J. Guillerm – Công Khanh chuyển ngữ

Posted in An toàn thực phẩm | Leave a comment

Mật ong rừng tốt hơn mật ong nuôi?

An toàn thực phẩmNhững hướng dẫn phân biệt mật ong thật giả lan truyền trên mạng đều chỉ là chuyện không thật, do một số người bán lẻ mật ong bày vẽ ra cho có vẻ huyền bí…Chẳng hạn, không thể dùng hiện tượng mật ong đóng đường để kết luận đó là mật ong rừng hay mật ong nuôi, mật ong thật hay mật ong giả…Đóng đường trong mật ong là hiện tượng tự nhiên, do đường glucose kết tinh.

Vũ Thế Thành ( Đối thoại với p/v Bích Hiền của báo Tri Thức Trẻ về mật ong)

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Vì sao thực phẩm chay lại gây ngộ độc thịt?

Ngộ độc thực phẩm tại Mỹ, người tiếp tục… đóng thuế, kẻ bị phạt tù 28 năm: Bài học cho vụ ngộ độc Botulinum tại Việt Nam

Đối thoại giữa ông Vũ Thế Thành và Bích Hiền, phóng viên báo Tri Thức Trẻ về ngộ độc botulinim do ăn pate chay đóng hộp, vì sao thực chay lại gây ngộ độc botulinum, còn gọi là ngộ độc thịt.

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm, Đối thoại attp | Tagged | Leave a comment

Bào tử Botulinum có trong rất nhiều loại thực phẩm nhưng vô hại, trừ khi vi khuẩn ngo ngoe sống lại…

Rau củ quả, thịt thà, tôm cua cá… đều phơi ra ánh sáng, không khí, vi khuẩn C. botulinum đâu chịu nổi, nên nó phải chuyển sang dạng bào tử. Khi tình hình thuận lợi, C. botulinum mới tỉnh dậy, hoạt động và tiết ra độc tố.

Nguồn : https://soha.vn/chuyen-gia-vu-the-thanh-bao-tu-botulinum-co-o-khap-noi-song-dai-nhu-dia-nhung-khong-gay-ngo-doc-botulinum-ngoai-tru-20200831144507091.htm

Continue reading

Posted in Đối thoại attp | Leave a comment

“Em là người Việt gốc ruốc”

Ruốc thì đem làm mắm, chứ sao lại chượp ra nước mắm ruốc được, nhiều người hỏi tôi như thế. Nước mắm ruốc đúng là có thật! Vài nhà thùng gửi biếu, và tôi đã nếm “chay” đôi lần. Nhưng chỉ mới đây ra Huế, tôi mới thử “mặn”: thưởng thức đồ ăn chấm nước mắm ruốc.

Vũ Thế Thành

Nguồn  https://soha.vn/em-la-nguoi-viet-goc-ruoc-20200828061322231.htm

Continue reading

Posted in VTT tùy bút | Tagged | Leave a comment

Chuyên gia Vũ Thế Thành nói về hạn sử dụng thực phẩm: ‘Thật nhức nhối khi nghĩ đến 925 triệu người thường xuyên bị đói’!

Điều đáng tiếc là, người tiêu dùng thường hiểu lầm “Dùng tốt nhất trước ngày” theo nghĩa, sau “đát” này là vứt đi, dẫn đến sự lãng phí khủng khiếp. Hàng năm cả vài trăm triệu tấn thực phẩm bị vứt sọt rác chỉ vì hiểu nhầm như thế.

Nguồn https://soha.vn/chuyen-gia-vu-the-thanh-noi-ve-han-su-dung-thuc-pham-that-nhuc-nhoi-khi-nghi-den-925-trieu-nguoi-thuong-xuyen-bi-doi-20200709082423846.htm

Continue reading

Posted in Đối thoại attp | Leave a comment

Nước ngọt làm trẻ bị … tưng ?

Bị “tưng” là cách nói vui để chỉ trẻ em bị chứng tăng động (hyperactivity), quậy phá quá mức, không kiểm soát được hành vi. Vài nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nước ngọt có liên quan đến chứng tăng động ở trẻ. Nước ngọt có gas, có đường, và thường có chất bảo quản benzoate. Nghe tới chất bảo quản là thấy đáng ngờ rồi. Sự thật thế nào?

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Nước mắm dùng soda công nghiệp

Cái cần bảo vệ, đó là bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ ngành nghề ẩm thực truyền thống. Phải kết hợp được cả hai, chứ không phải nhân danh cái này để loại trừ cái kia.

(Bài phỏng vấn trên báo soha)

Continue reading

Posted in Đối thoại attp | Leave a comment

Sữa chua làm nên bản lĩnh đàn ông

Abraham được xem là tổ phụ của tín đồ Do Thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo, chiếm hơn một nửa dân số thế giới, và Abraham được thượng đế chúc phúc, sẽ sinh con đẻ cháu “đông như sao trên trời như cát bãi biển”…

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Mắm, mùi tôi là số một

Nói tới nước mắm, là nói tới mùi hơn là vị. Nước mắm mùi thơm, mùi nồng, mùi nặng, mùi nhẹ… tùy khứu giác mỗi người. Dân vùng nào quen xài nước mắm vùng đó, dù có thơm nồng nặng nhẹ… kiểu nào đi nữa, thì mùi nước mắm của họ vẫn là số một, không có số hai.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in VTT tùy bút | Tagged | Leave a comment

Chọn thực phẩm hay khẩu phần?

Thuật ngữ “siêu thực phẩm” thì nặng mùi “siêu marketing” như đã bàn trong số báo trước. Một thuật ngữ khác nghe dễ chịu và thân thiện hơn, đó là thực phẩm lành mạnh.  Tuy nhiên, dinh dưỡng học dinh dưỡng học chỉ nói về “khẩu phần lành mạnh” hơn là đề cập cụ thể đến tên thực phẩm nào đó.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Về cái gọi là… siêu thực phẩm

Trăm năm sau quả chuối, khoa học tiến bộ vượt bực, nhưng marketing còn vượt bực hơn nữa. Giới kinh doanh tận dụng những hiểu biết khoa học để phát minh ra thuật ngữ “siêu thực phẩm” (superfoods).

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Thực phẩm gluten-free, mốt thời thượng (II)

Thực phẩm gluten free (không chứa gluten) dành cho những người có vấn đề tiêu hóa với gluten, nhưng khoảng chục năm trở lại đây, gluten-free lại nổi lên như một thực phẩm lành mạnh. Điều này hàm ý thực phẩm có gluten ít nhiều gì đó “không lành mạnh”. Thị trường thực phẩm gluten-free chỉ trong vòng 5 năm, từ 2012- 2017, tăng từ 2,6 tới 6,6 tỉ USD. Xu hướng gluten-free đến từ đâu, từ nhận thức của người dùng hay từ marketing?

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Thực phẩm gluten-free, mốt thời thượng? (I)

Gluten là một loại protein có trong bột mì. Sản phẩm nào có bột mì thì có gluten. Hai loại ngũ cốc khác cũng có gluten là lúa mạch (barley), và lúa mạch đen (rye). Gluten-free” ám chỉ thực phẩm không chứa gluten. Ăn kiêng gluten là phải kiêng nhiều thứ lắm đấy…

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Ăn gì để không bị ung thư ?

Mối lo sợ thực phẩm gây ung thư, một phần do thông tin truyền thông không đủ chính xác gây hoang mang, một phần tin tức về số bệnh nhân ngày càng tăng, Thế Giới Hội Nhập đã đem một số thắc mắc đó nhờ chuyên gia Vũ Thế Thành kiến giải.

Nguồn: Thế Giới Hội Nhập

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm, Đối thoại attp | Tagged | Leave a comment

Đoạn trường nước mắm

Phải đến với họ, phải ngồi với họ, phải nâng ly với họ, và nghe họ nói, mới hiểu được sự chọn lựa đau lòng đấy. Buông tay trái, níu tay mặt, cố giữ lại cái nghiệp mà ông cha để lại, dù chỉ là chút hương tự nhiên của nước mắm.

Vũ Thế Thành (trích trong “Chuyện đời nước mắm, bình yên và bão tố”)

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Benzoic trong tương ớt có gây ung thư không? Vì sao VN, Nhật, Châu Âu/Mỹ ứng xử khác nhau ?

Trong vụ hơn 18.000 chai tương ớt Chinsu của tập đoàn Masan bị thu hồi ở Nhật Bản, có 2 vấn đề mấu chốt được cộng đồng đặt ra: benzoic trong tương ớt có gây ung thư không, và vì sao Nhật cấm Việt Nam không cấm – Châu Âu và Mỹ có cấm không?

(Đối thoại giữa p/v Bích Hiền báo Tri Thức Trẻ và ông VũThế Thành về Benzoic trong tương ớt)

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm, Đối thoại attp | Leave a comment

Histamine trong nước mắm chưa nhằm nhò gì so với phó mát, thế mà bầm dập đủ điều !

Phó mát là món ăn truyền thống của Âu Mỹ, các cơ quan an toàn đâu dám đụng tới histamine, chỉ khuyến cáo ai nhạy cảm với histamine thì nên tránh ăn phó mát. Nước mắm cũng là món ăn truyền thống, lượng histamine chưa nhằm nhò gì so với phó mát mà bị bầm dập đủ điều. Có đáng thế không?

(Đối thoại giữa p/v Bích Hiền báo Tri Thức Trẻ và ông VũThế Thành về histamine trong nước mắm)

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm, Đối thoại attp | Leave a comment

Quy định lụy truyền thống

Quy định về an toàn thực phẩm ở các nước Âu Mỹ được chấp hành nghiêm khắc, hở ra là thu hồi sản phẩm, hở ra là phạt… Không có chuyện “thông cảm”. Nhưng không ít trường hợp, quy định pháp luật cũng phải “bó tay” trước các thực phẩm truyền thống, phải nới tay, thậm chí ra luật riêng cho những loại thực phẩm đó như một ngoại lệ.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Đạm càng cao, nước mắm càng ngon?

Các nhà thùng thường xem độ đạm của nước mắm như bản lĩnh nghề nghiệp. Đạm càng cao, nước mắm càng ngon. Người tiêu dùng cũng thế. Rất tiếc, nhận xét này này chỉ đúng một nửa.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm | Tagged | Leave a comment

Dư phosphate phụ gia có sinh bệnh?

Phosphate phụ gia dùng trong các sản phẩm thịt như jambon, xúc xích, chả lụa, thịt hộp, tôm cá đông lạnh… (để giữ nước và cải thiện cấu trúc), trong các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua (để ổn định pH và tạo nhũ tương tránh tách lớp), trong các loại bánh nướng (có trong bột nở), trong các loại nước giải khát (tạo môi trường acid)

(Đối thoại giữa p/v Công Khanh báo TGTT và ông Vũ Thế Thành về phosphate phụ gia)

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm, Đối thoại attp | Tagged | Leave a comment

Có ai còn nhớ nước mắm tĩn không?

Nước mắm tĩn Sài Gòn đó! “Sài Gòn làm gì có hãng làm nước mắm, bỏ đi tám! Sài Gòn bán nước mắm thì có”, anh bạn quê Bà Rịa cười khẩy, nhớ Sài Gòn phát cuồng, rồi bạ thứ gì cũng quơ vào Sài Gòn. Nhớ Sài Gòn thì ai đó nhớ, chứ hồi nào tới giờ tôi vẫn ở Sài Gòn. Bộ khùng sao đi nhớ cái đang kè kè bên mình. Nhớ đây là nhớ nước mắm tĩn bán ở Sài Gòn. Nước mắm đựng trong những tĩn sành có lớp xi măng vôi phủ ngoài đó!

Vũ Thế Thành  (trích trong tập tùy bút “Sài Gòn, một góc ký ức và bây giờ”)

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm, VTT tùy bút | Tagged | Leave a comment

Đừng nấp dưới cái áo “an toàn thực phẩm”, đẩy nước mắm vào cửa tử!

Tôi có người bạn quê Quảng Trị sống ở San Jose, hơn 40 năm xa xứ, được bà con từ quê gửi tặng chai nước mắm Mỹ Thủy. Mà nước mắm Quảng Trị mùi khá gắt. Đêm 30 Tết, bóc bánh chưng, mở chai nước mắm, ngửi thấy mùi nước mắm ở quê, hai vợ chồng ngồi khóc.

 (Đối thoại giữa p/v Bích Hiền báo Tri Thức Trẻ và ông VũThế Thành về nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp)

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm, Đối thoại attp | Leave a comment

Ăn nhiều protein giảm tuổi thọ?

Trong nghiên cứu, GS Proud đề cập tới khẩu phần ít protein, nhiều carbohydrates nói chung, chứ không (dám) chỉ rõ carbohydrates là bột đường đâu. Carbohydrates là từ chỉ bột, đường và cả chất xơ (fibers) nữa

(Đối thoại giữa p/v Công Khanh (báo Thế Giới Tiếp Thị) và ông Vũ Thế Thành về tiêu tụ nhiều làm giảm tuổi thọ)

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm, Đối thoại attp | Leave a comment

Đậu dưới đất, hạt trên cây, loại nào tốt hơn?

Đa số các loại đậu đều chứa các chất phản dinh dưỡng (anti nutrients), nổi bật nhất là chất phytate, gây cản trở sự hấp thu sắt và kẽm, và ít nhiều cản trở luôn cả calcium nữa từ các thực phẩm khác khi ăn chung với đậu. Điều này sẽ dẫn đến việc thiếu hụt khoáng, sinh bệnh. Tuy nhiên, ông bà ta từ xa xưa đã biết cách vô hiệu hoá những thứ “phản phé” này, bằng cách ngâm đậu kỹ, hoặc cho lên men đậu

(Đối thoại giữa p/v Công Khanh (báo Thế Giới Tiếp Thị) và ông Vũ Thế Thành về các loại hạt và đậu)

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm, Đối thoại attp | Leave a comment

Thực phẩm siêu chế biến nguy hiểm tới mức nào?

Không thực phẩm nào được xem là hoàn hảo cả. Nên ăn uống đa dạng, nay thứ này mai thứ khác để tận dụng thế mạnh của mỗi loại thực phẩm. Quan điểm của dinh dưỡng lành mạnh là tiêu thụ nhiều rau củ quả, thịt thà vừa phải, và ăn uống đa dạng, chứ không phải là loại trừ “siêu chế biến”.

(Đối thoại giữa p/v Công Khanh (báo Thế Giới Tiếp Thị) và ông Vũ Thế Thành về thực phẩm siêu chế biến)

Continue reading

Posted in An toàn thực phẩm, Đối thoại attp | Tagged | Leave a comment